Theo thống kê, mỗi năm Nhà nước bị thất thoát cá độ hàng tỷ USD vì không hợp pháp hóa cá độ bóng đá. Số tiền này theo nhiều nguồn tinh vi “chảy” vào túi những Nhà cái uy tín, có giấy chứng nhận ở nước ngoài. Trong khi đó, hệ lụy của việc cá độ nước ta phải gánh, nạn bán độ và cá cược bất hợp pháp tăng cao, các gia đình phá sản vì thua cá độ qua mỗi mùa bóng không đếm xuể. Nhưng vẫn chưa biết cụ thể khi nào nhà nước mới hợp pháp hóa cá độ?
Không hợp pháp hóa cá độ bóng đá – Thất thu cá độ hàng tỷ USD
Theo Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45, Bộ Công an), Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến cho biết: trong mùa World Cup 2014 có 53 tỉnh thành xảy ra tệ nạn cá độ bóng đá quy mô lớn; tổng số vụ bị phát hiện, bắt giữ lên đến 658 vụ và tiến hành điều tra 3777 đối tượng liên quan bao gồm chủ thầu cá độ, các tay cá độ và “bảo kê”; số tiền thu giữ tại hiện trường là 14,244 tỷ đồng và 81,821 USD; tang vật liên quan gồm 10 ô tô, 285 xe gắn máy, 919 điện thoại di động và 214 máy tính. Quả là con số khiến mọi người phải giật mình. Đó là chưa kể đến hình thức cá độ bóng đá trực tuyến. Thử hỏi nếu Nhà nước vào cuộc quản lý cá độ bóng đá thì nguồn tài sản trên có phải sẽ thuộc về ngân khố quốc gia không? Đó thật sự là một nguồn thu không hề nhỏ.
Bên cạnh cá độ bóng đá trái phép thì nạn bán độ cũng gây nhức nhối dư luận. Chỉ trong vòng 3 tháng, vụ việc nhóm cầu thủ V.Ninh Bình dính tiêu cực ở AFC Cup chưa lặng xuống thì người hâm mộ bóng đá lại phải đối mặt với việc 6 cầu thủ Đồng Nai bị bắt vì nghi án bán độ, dàn xếp tỷ số ở V.League. Rõ ràng, dù cơ quan chức năng đã triển khai triệt để mọi hành động vây bắt trong khả năng, nhưng ngoài kia cá độ trái phép vẫn đang hoành hành. Hằng năm, ước tính khoảng 1,5-2 tỷ USD “trôi” ra nước ngoài.
Vậy tại sao nhà nước chưa hợp pháp hóa cá độ bóng đá? Thứ nhất, Nhà nước hợp pháp hóa cá độ để tránh thất thu. Nguồn ngoại tệ khủng chảy ra nước ngoài đó có thể đóng góp rất nhiều cho các chương trình phúc lợi xã hội. Thứ hai, hợp pháp hóa cá độ để đẩy lùi tiêu cực bóng đá Việt Nam. Có thể thấy cá độ bóng đá không thể ban lệnh cấm triệt để được. Cơ quan chức năng buộc phải thay đổi chiến lược, tham gia quản lý khoa học, chặt chẽ để ngăn các hoạt động mua độ, bán độ.
Tháng 08/2013, dự thảo Nghị định về kinh doanh cá độ đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế do Bộ Tài chính trình lên, nhận nhiều đánh giá không khả thi từ thành viên Thường vụ Quốc hội. Cho rằng đề xuất mức đặt cược tối thiểu 10,000 đồng/lần và tối đa 1,000,000 đồng/lần quá hạn chế và không thu hút người tham gia.
Theo ông Nguyễn Việt Hưng, Trưởng phòng Xổ số và trò chơi có thưởng- Vụ Tài chính Ngân hàng, cho biết: “Dự thảo nghị định đưa ra một số nguyên tắc, và khi được Chính phủ chấp thuận sẽ là cơ sở làm căn cứ xây dựng đề án cá cược bóng đá. Về cơ bản, dự thảo nghị định trình Chính phủ không thay đổi nhiều so với lần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước.” Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi về mức đặt cược tối đa, tối thiểu đề xuất trong dự án, ông Hưng từ chối trả lời. (Theo Báo Giao thông)
Ngày 11/03/2014, Công văn số 21 về việc cho phép công nhận cá độ bóng đá là 1 nghề kinh doanh, đua chó và bóng đá quốc tế đã được Bộ Tài chính trình lên Quốc hội.
Ngày 14/04/2014, Phó Thủ tướng Võ Văn Ninh thông qua Văn phòng Chính phủ đã có nhận định sơ bộ về Nghị định trên. Theo đó, Bộ Tài chính được yêu cầu phải tiếp nhận hoặc giải trình đầy đủ các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, các bộ và cơ quan liên quan để hoàn thiện nội dung dự thảo nghị định nhằm tăng xác suất thành công khi đưa vào hoạt động. Ngoài ra, Phó Thủ tướng Võ Văn Ninh cũng yêu cầu Bộ Tài chính tiến hành xây dựng riêng về nội dung và các đề án thí điểm của Nghị định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Tiến độ dự án phải liên tục được báo cáo đầy đủ và chính xác đến Quốc hội nói chung và Thủ tướng nói riêng. |
Triển khai hợp pháp hóa cá độ bóng đá càng sớm càng tốt
Thực tế, dù Nhà nước có siết chặt, vây bắt những hoạt động cá độ trái phép thì vẫn còn rất nhiều tụ điểm, cá nhân chưa sa lưới. Nhu cầu cá độ bóng đá như một hình thức giải trí đối với người dân là rất cao. Các hoạt động cá độ trực tiếp với chủ thầu càng bị siết chặt thì số người tìm đến hình thức cá độ online với các Nhà cái uy tín càng tăng cao. Không xa lạ đối với các tay cá độ chuyên nghiệp là những nhà cái có giấy phép hoạt động hợp pháp của Chính phủ nước ngoài như 188Bet, W88, M88.
Xoay quanh dự thảo Nghị định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế có rất nhiều ý kiến:
Ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội nêu quan điểm: “Khi cho phép cá cược bóng đá thì phải cân nhắc mức độ cá cược, các đối tượng nào được tham gia, bởi đây là vấn đề nhạy cảm. Cùng với đó, do mạng viễn thông ngày càng phát triển, hoạt động cá cược ngày càng tinh vi, nên công tác quản lý phải chặt chẽ để ngăn chặn những tác động tiêu cực.”
Ngược lại, ông Lê Việt Trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh, cho rằng nên thử triển khai ở phạm vi hẹp trước, sau đó dần cải thiện hình thức quản lý, hoạt động để tổ chức khả thi trên toàn quốc. Ý kiến cụ thể của ông Trường là: “Chúng ta đã và đang đấu tranh gắt gao với hành vi cá cược bóng đá, cả xử lý hình sự, nhưng thực tế nó vẫn diễn ra, âm thầm, tinh vi, sử dụng công nghệ cao và xuyên biên giới. Tôi không ủng hộ quan điểm không quản được thì cấm, bởi theo sự vận động của xã hội thì chúng ta phải tính đến. Nhưng cái chính là phải tính đến những tác động đối với gia đình, xã hội, an ninh trật tự. Chúng ta đã có kinh nghiệm quản lý đâu?”
Khi còn đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định kinh doanh đặt cược đã phát biểu: “Thể thao, nhất là môn bóng đá, đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Tôi cho rằng, đã đến lúc cần đưa vào diện quản lý, có quy định rõ ràng để tạo môi trường lành mạnh, sân chơi tốt hơn cho mọi người, góp phần tránh hiện tượng cá độ chui lủi, bất hợp pháp.”
Như vậy, người hâm mộ bóng đá Việt Nam có lẽ vẫn còn phải đợi thêm vài năm nữa mới có thể tham gia hoạt động cá cược hợp pháp do Nhà nước quản lý.